Ly hôn thuận tình, ly hôn đồng thuận là gì? hồ sơ, thủ tục ly hôn đồng thuận cần những gì? Án phí,lệ phí của ly hôn thuận tình là bao nhiêu ?
Ly hôn là gì? Ly hôn thuận tình là gì?
Ly hôn là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả hai bên và gia đình. Khi cuộc sống hôn nhân không còn hài hòa, và việc tiếp tục duy trì hôn nhân không thể mang lại hạnh phúc, thuận tình ly hôn là giải pháp tốt nhất giúp cả hai chấm dứt mối quan hệ một cách hợp pháp, nhanh chóng, ít tranh chấp.
Ly hôn thuận tình giúp vợ chồng chấm dứt hôn nhân nhanh chóng, đúng quy định. Bài viết hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục ly hôn, lệ phí và những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình giúp bạn thực hiện thủ tục này một cách thuận lợi nhất.
Trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình
Thủ tục ly hôn thuận tình
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Bản chính Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có chữ ký của hai vợ chồng (mẫu của Tòa án hoặc liên hệ chúng tôi hỗ trợ bạn soạn đơn chuẩn xác nhất).
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nên nộp bản sao có chứng thực để tránh bị thất lạc hoặc hư hỏng).
- Bản sao có chứng thực của giấy tờ pháp lý cá nhân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Căn cước/Hộ chiếu của vợ và chồng.
- Bản chính Giấy xác nhận cư trú của hai vợ chồng hoặc thông tin cư trú trên ứng dụng VNeID.
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có).
- Bản sao Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có): chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe moto, xe máy, xe oto, sổ tiết kiệm ngân hàng,…
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
Người yêu cầu nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú. Nếu có yếu tố nước ngoài (vợ/chồng ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài), hồ sơ nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay đang có chủ trương sáp nhập và bỏ Tòa án nhân dân cấp huyện nên thẩm quyền Tòa án có thể thay đổi. Do đó, để tránh mất thời gian di chuyển, chờ đợi khi bị trả hồ sơ do xác định sai Tòa án có thẩm quyền, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Bước 3: Đóng tạm ứng lệ phí
Sau khi nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền, tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Tòa sẽ có thông báo yêu cầu hai vợ chồng đóng tạm ứng lệ phí trong thời hạn được ấn định. Ngược lại, trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng quy định thì Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Thụ lý và hòa giải
Sau khi đã đóng tạm ứng lệ phí và nộp biên lai đóng tiền cho Tòa án thì Tòa án tiến hành xem xét thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thuận tình và thông báo thời gian tổ chức hòa giải. Trường hợp không thể hòa giải, vợ chồng không thể hàn gắn thì Tòa án lập Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành.
Bước 5: Ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập Biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng không thay đổi ý kiến về việc ly hôn hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan chia tài sản chung, quyền nuôi con, cấp dưỡng thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Thời gian ly hôn thuận tình là bao lâu?
- Thời gian thụ lý hồ sơ: Khoảng 03 – 10 ngày làm việc.
- Thời gian chuẩn bị xét đơn: Tối đa 02 tháng.
- Thời gian mở phiên họp và ra quyết định: 15 ngày.
- Tổng thời gian ly hôn thuận tình: Khoảng 02 – 03 tháng.
Lệ phí thuận tình ly hôn
Lệ phí thuận tình ly hôn theo quy định pháp luật là 300.000 đồng. Lệ phí này do vợ chồng đóng hoặc có thể do một người đại diện đóng, vợ chồng có thể tự thỏa thuận vấn đề này để thuận tiện nhất.
Các vấn đề phát sinh khi thực hiện thủ tục
Thủ tục ly hôn thuận tình tuy đơn giản nhưng có thể gặp khó khăn:
- Hồ sơ không đầy đủ: Thiếu giấy tờ chứng minh cư trú, giấy chứng nhận kết hôn bản chính bị mất…
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không đúng quy định: Không ít trường hợp bị sửa đổi đơn hoặc trả lại đơn do đơn không đúng quy định, thiếu nội dung.
- Sai sót khi xác định thẩm quyền tòa án: Trường hợp vợ chồng ở hai tỉnh khác nhau hoặc có tài sản chung ở nhiều địa phương hoặc có bên liên quan có yếu tố nước ngoài.
- Quên đóng tạm ứng án phí hoặc nộp biên lai đóng tiền cho Tòa án: Không hiếm trường hợp các đương sự vì lý do bận rộn mà quên mất thời gian đóng tạm ứng lệ phí được ấn định trong thông báo đóng tạm ứng lệ phí của Tòa án. Hoặc có trường hợp đã đóng tiền nhưng không biết cần phải nộp biên lai cho Tòa án hoặc nộp sai biên lai có thể dẫn đến trường hợp Tòa án đình chỉ yêu cầu và phải bắt đầu lại thủ tục gây mất thời gian.
- Hòa giải kéo dài: Trường hợp thời gian hòa giải kéo dài khiến một bên thay đổi ý định khiến cho vụ việc không còn là ly hôn thuận tình mà trở thành vụ án ly hôn thì gây tốn nhiều thời gian và khó khăn cho quá trình giải quyết.
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn và giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình
Thủ tục thuận tình ly hôn tưởng đơn giản nhưng thực tế có thể gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị hồ sơ hoặc hòa giải. Nhiều trường hợp phải tốn nhiều thời gian do hồ sơ không đầy đủ, hồ sơ không đáp ứng đúng quy định pháp luật hoặc xác định sai Tòa án có thẩm quyền để nộp hồ sơ. Do đó, để đảm bảo quá trình ly hôn thuận tình diễn ra nhanh chóng và đúng quy trình, bạn nên nhờ đến sự tư vấn từ chuyên gia pháp lý.
Chúng tôi hỗ trợ:
✔ Soạn đơn ly hôn đúng quy định, đầy đủ nội dung.
✔ Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, hướng dẫn cách nộp tại Tòa án có thẩm quyền.
✔ Hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, đảm bảo đúng quy trình.
✔ Tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến ly hôn.
📞 Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ soạn hồ sơ, giải quyết các thủ tục nhanh chóng: 0987.431.347 (LS Ja Pan) – 0939.713.459 (LS Trang).