Luật sư tư vấn thừa kế không chỉ giúp thân chủ hiểu rõ các quy định của pháp luật về thừa kế, phân chia di sản mà còn tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh. Hãng Luật Bạch Tuyết tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế tại Việt Nam.
Trong cuộc sống, việc phân chia tài sản thừa kế luôn là một vấn đề nhạy cảm và dễ gây tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên liên quan và tránh những xung đột không đáng có, việc nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư tư vấn thừa kế là một giải pháp an toàn, hiệu quả.
Thừa kế là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp thừa kế
Thừa kế là gì? Tranh chấp thừa kế là gì ?
Thừa kế, theo quy định của pháp luật Việt Nam, được hiểu là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết (người để lại di sản, chủ sở hữu) cho những người còn sống (người thừa kế). Tài sản mà người chết để lại được gọi là di sản thừa kế. Việc thừa kế có thể diễn ra theo hai hình thức chính: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản” – Điều 194 BLDS
Tranh chấp thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là mâu thuẫn, xung đột giữa những người thừa kế liên quan đến việc chia, quản lý hoặc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với di sản mà người đã chết để lại. Đây là một dạng tranh chấp dân sự phổ biến, thường phát sinh khi các bên không thống nhất được cách phân chia tài sản hoặc có sự bất đồng về quyền hưởng di sản.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp thừa kế
Tranh chấp thừa kế thường phát sinh từ các nguyên nhân sau:
- Người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
- Nội dung di chúc không rõ ràng, gây hiểu nhầm hoặc mâu thuẫn.
- Các bên không đồng ý với cách phân chia tài sản theo pháp luật.
- Có tranh cãi về tính hợp lệ của người thừa kế (ví dụ: con nuôi, con ngoài giá thú).
- Mâu thuẫn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người đã chết (nợ nần, thuế…).
Các vấn đề thường gặp trong tranh chấp thừa kế
Như đã đề cập, có 2 loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Cho nên tranh chấp thừa kế có thể phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc: Di chúc không hợp lệ do vi phạm quy định pháp luật, không có công chứng, chứng thực hoặc có dấu hiệu bị ép buộc, gian lận.
- Xác định di sản thừa kế: Mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản chung – riêng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản.
- Tranh chấp giữa các hàng thừa kế: Xác định ai có quyền hưởng di sản khi không có di chúc, hoặc có sự tranh chấp về quyền thừa kế giữa các thành viên trong gia đình.
- Thừa kế có yếu tố nước ngoài: Khi một trong những người thừa kế đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài hoặc di sản thừa kế là tài sản ở nước ngoài, việc giải quyết sẽ phức tạp hơn.
- Quyền thừa kế của con riêng, con nuôi: Nhiều tranh chấp phát sinh từ việc xác định quyền thừa kế của con riêng, con nuôi hợp pháp hoặc con ngoài giá thú.
Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại Hồ Chí Minh của Hãng Luật Bạch Tuyết
Hãng Luật Bạch Tuyết cung cấp các dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế về tư vấn và hỗ trợ pháp lý chuyên sâu về thừa kế, bao gồm:
Luật sư tư vấn thừa kế về tư vấn lập di chúc
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc bằng văn bản có 04 loại:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Tương ứng với mỗi loại di chúc, pháp luật quy định điều kiện về nội dung, hình thức rất khác nhau và không dễ dàng để lập được một di chúc đáp ứng được tất cả các điều kiện này tại Việt Nam. Trong quá trình hành nghề, Hãng Luật Bạch Tuyết đã gặp rất nhiều trường hợp người trước khi mất có để lại di chúc với mong muốn sau khi mình mất, di sản có thể được phân chia theo đúng ý chí của mình.
Tuy nhiên, khi người được thừa kế mong muốn nhận được phần tài sản theo di chúc thì mới bàng hoàng phát hiện rằng di chúc “không có hiệu lực” vì không đáp ứng được điều kiện luật định. Do đó, việc lập được một di chúc đúng ý chí, đúng pháp luật và đáp ứng được những điều kiện luật định là rất quan trọng.
Khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế – Hãng Luật Bạch Tuyết, chúng tôi sẽ:
- Hướng dẫn khách hàng lập di chúc đúng quy định pháp luật.
- Đảm bảo tính hợp pháp của di chúc để tránh tranh chấp về sau.
- Công chứng, chứng thực di chúc (theo hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) để đảm bảo giá trị pháp lý.
Luật sư tư vấn thừa kế tư vấn, thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Khi người để lại di chúc mất, dù có di chúc hay không, nếu những người thừa kế của người để lại di sản cùng thỏa thuận được việc phân chia di sản thì có thể thực hiện thủ tục “khai nhận di sản thừa kế”.
Khai nhận di sản thừa kế thông thường sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và cung cấp cho Phòng công chứng/Văn phòng công chứng
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh tài sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản thừa kế;
- Giấy tờ khác (nếu có).
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Bước 3: Niêm yết thụ lý công chứng
Bước 4: Lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo nội dung đã niêm yết
Sau khi thực hiện xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, cần thực hiện thủ tục cập nhật sang tên người sở hữu đối với di sản cho những người thừa kế.
Khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại Hãng Luật Bạch Tuyết, chúng tôi sẽ:
- Tư vấn nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam.
- Cùng khách hàng thu thập tất cả những hồ sơ/giấy tờ cần có để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
- Liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu xem xét, công chứng hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.
- Đại diện thực hiện thủ tục đăng ký biến động sang tên quyền sở hữu tài sản thừa kế cho những người thừa kế.
- Tư vấn/đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình khai nhận di sản thừa kế.
Luật sư tư vấn thừa kế về giải quyết tranh chấp thừa kế
Tranh chấp thừa kế thường xuất hiện từ việc những người thừa kế không thỏa thuận được về việc chia, quản lý di sản thừa kế do người đã qua đời để lại. Tranh chấp này có thể được giải quyết thông qua thương lượng hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Khi giải quyết một vụ tranh chấp thừa kế, cần vận dụng cả 02 yếu tố là “tình” và “lý”. Về “tình”, dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại Hãng Luật Bạch Tuyết luôn cố gắng thấu hiểu mối quan hệ giữa các bên, để từ đó, đưa ra phương án hài hòa để các bên đi đến thương lượng. Về “lý”, Hãng Luật Bạch Tuyết đã có hơn 13 năm chuyên giải quyết các vụ án thừa kế.
Hãng Luật Bạch Tuyết luôn biết “bắt mạch” tranh chấp, từ đó có chiến lượt riêng cho từng tranh chấp, mục đích là để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng. Có rất nhiều khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết đã phải cảm thán rằng :
“Chú không nghĩ luật sư làm được vì khi chú đến với luật sư, chú chẳng có một mảnh giấy lận lưng. Các Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết đã đồng hành cùng chú để thu thập toàn bộ tài liệu, từ những cái sơ khai nhất. Chú rất vui sướng và cảm phục các Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết vì đã bảo vệ chú đến cùng”.
Các Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết luôn tự hào là một đơn vị Luật sư tư vấn thừa kế luôn đem lại kết quả tốt nhất cho các khách hàng thừa kế.
Khi sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại Hãng Luật Bạch Tuyết, chúng tôi sẽ:
- Tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật liên quan.
- Đồng hành cùng/đại diện cho khách hàng thu thập hồ sơ/chứng cứ cần thiết.
- Đại diện/bảo vệ khách hàng trong quá trình thương lượng, hòa giải tranh chấp.
- Đại diện/bảo vệ khách hàng tại Tòa án.
- Cùng khách hàng yêu cầu bên liên quan thi hành Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế
Tại Công ty luật sư giỏi thành phố Hồ Chí Minh -Hãng luật Bạch Tuyết, Luật sư tư vấn thừa kế sẽ thực hiện quy trình làm việc chuyên nghiệp, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Chi tiết như sau:
Bước 1: Luật sư tư vấn thừa kế tiếp nhận hồ sơ, tư vấn sơ bộ
Khi khách hàng có tranh chấp về thừa kế, họ có thể liên hệ với dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết qua nhiều kênh khác nhau như điện thoại, email hoặc trực tiếp đến văn phòng. Tại đây, các Luật sư tư vấn thừa kế sẽ tiếp nhận thông tin sơ bộ, lắng nghe yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
Dựa trên thông tin ban đầu, luật sư sẽ đánh giá sơ bộ tình huống, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan và đưa ra những định hướng giải quyết phù hợp. Khách hàng cũng sẽ được tư vấn về quyền lợi, nghĩa vụ của mình cũng như các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Luật sư tư vấn thừa kế thu thập chứng cứ, xác minh thông tin
Sau khi thống nhất phương án xử lý sơ bộ, các luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết nhằm xác minh quyền thừa kế. Các giấy tờ quan trọng trong giai đoạn này có thể bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, di chúc (nếu có), giấy khai sinh, giấy chứng tử, giấy đăng ký kết hôn hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, nếu có tranh chấp liên quan đến tính hợp pháp của di chúc hoặc quyền thừa kế theo pháp luật, luật sư có thể tiến hành điều tra, thu thập thêm thông tin từ cơ quan nhà nước, nhân chứng hoặc các bên liên quan để làm rõ vấn đề.
Bước 3: Luật sư tư vấn thừa kế hòa giải tranh chấp
Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật sư tư vấn thừa kế là giúp khách hàng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh các vụ kiện tụng kéo dài gây mất thời gian và chi phí. Vì vậy, sau khi thu thập đủ tài liệu và thông tin, luật sư sẽ tiến hành thương lượng, hòa giải giữa các bên liên quan.
Quá trình hòa giải có thể được tổ chức tại văn phòng luật sư hoặc thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Luật sư sẽ đóng vai trò trung gian, phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật, đưa ra giải pháp công bằng nhằm đạt được thỏa thuận hợp lý. Nếu các bên đồng ý với phương án hòa giải, luật sư sẽ giúp lập biên bản thỏa thuận để đảm bảo tính pháp lý.
Bước 4: Luật sư tư vấn thừa kế đại diện khách hàng trong quá trình tố tụng
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận hòa giải, vụ việc sẽ được đưa ra tòa án để giải quyết theo quy trình tố tụng. Luật sư tư vấn thừa kế sẽ đại diện khách hàng trong suốt quá trình này, từ việc soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập tài liệu bổ sung, đến việc tham gia các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Các luật sư có kinh nghiệm sẽ xây dựng chiến lược tranh tụng chặt chẽ, đưa ra các luận cứ vững chắc, sử dụng chứng cứ hợp pháp để chứng minh quyền thừa kế của khách hàng trước tòa.
Ngoài ra, họ cũng sẽ theo sát diễn biến vụ án, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, đồng thời tìm kiếm các giải pháp có lợi nhất để đảm bảo quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tối đa.Nếu bạn đang gặp vấn đề tranh chấp thừa kế tại quận Gò Vấp, hãy liên hệ ngay với dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế của Hãng Luật Bạch Tuyết để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Nếu muốn được tư vấn rõ hơn về dịch vụ lập di chúc tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc cách điền mẫu di chúc, Quý khách hàng liên hệ dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế – Hãng Luật Bạch Tuyết theo thông tin sau:
- Địa chỉ:
- Trụ sở: 1132 Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh 1: 529/122 Huỳnh Văn Bánh, phường 13, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh 2: Tầng 6, số 56 Bùi Thiện Ngộ, phường Phước Hải, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Số điện thoại: 098.743.1347 – 0986.658.653 (Luật sư Ja Pan);
- Email: japan.btlawfirm@gmail.com;
- Facebook: Luật sư giỏi TP. HCM
- Tiktok: Hãng Luật Bạch Tuyết
- Youtube: Hãng Luật Bạch Tuyết.
Dịch vụ luật sư lập di chúc tại Thành phố Hồ Chí Minh của Hãng Luật Bạch Tuyết rất hân hạnh được tư vấn và phục vụ Quý khách hàng.
Lập Di Chúc – những thứ cần biết
Lập di chúc là một trong những cách quan trọng để cá nhân thể hiện ý chí về việc phân chia tài sản sau khi qua đời, đồng thời giúp hạn chế tranh chấp giữa những người thừa kế. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu lập di chúc ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế và nhận thức pháp lý của người dân ngày càng cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc lập di chúc hợp lệ. Một di chúc không đáp ứng đủ điều kiện có thể bị tuyên vô hiệu, làm phát sinh nhiều hệ quả pháp lý không mong muốn. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người một số mẫu di chúc phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, luật sư tư vấn thừa kế cũng sẽ có những hướng dẫn chi tiết về thủ tục, điều kiện hợp lệ và lưu ý quan trọng khi lập di chúc.
Mẫu di chúc 1
Dưới đây là mẫu di chúc với di sản là bất động sản, hình thức của di chúc là di chúc bằng văn bản có người làm chứng để mọi người tham khảo:
Mẫu di chúc 2
Dưới đây là mẫu di chúc chung của vợ chồng để lại tài sản cho con:
Điều kiện hợp lệ về di chúc
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, một di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, về chủ thể lập di chúc
- Người lập di chúc phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Người từ 15 đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép khi lập di chúc.
Thứ hai, về nội dung và hình thức di chúc
- Di chúc phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người lập di chúc, người được hưởng di sản, danh sách tài sản để lại và cách phân chia.
- Di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
- Hình thức di chúc:
+ Di chúc bằng văn bản (không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực).
+ Di chúc miệng: Chỉ hợp pháp nếu tính mạng của người lập di chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ
Những lưu ý quan trọng khi lập di chúc
– Chỉ định người thừa kế rõ ràng: Hạn chế ghi chung chung mà nên ghi đầy đủ thông tin cá nhân của từng người thừa kế để tránh tranh chấp. Những thông tin bao gồm họ và tên, năm sinh; số căn cước công dân/căn cước/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú,…
– Liệt kê tài sản chi tiết: Cần mô tả cụ thể tài sản như nhà đất (số thửa, số tờ, địa chỉ), tài khoản ngân hàng (số tài khoản, mở tại ngân hàng nào?), xe cộ (biển số, loại xe) để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, tài sản cần phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của người lập di chúc.
– Lập di chúc ở nơi uy tín: Mọi người nên yêu cầu Luật sư/Công ty luật/Công chứng viên soạn thảo nội dung di chúc, sau đó đến các văn phòng công chứng uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh để lập di chúc, tránh trường hợp di chúc bị vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật.
– Bảo quản di chúc: Người lập di chúc có thể gửi di chúc tại văn phòng công chứng, ngân hàng hoặc giao cho người thân tin cậy giữ.
– Chỉnh sửa, bổ sung di chúc: Trong thời gian còn sống, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc cũ bằng cách lập di chúc mới.
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề thừa kế
Khi nào cần lập di chúc?
Bất kỳ ai có tài sản đều nên lập di chúc để xác định rõ ràng người được hưởng thừa kế và tránh tranh chấp sau này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tài sản lớn hoặc có nhiều người thừa kế
Nếu không có di chúc, di sản được chia như thế nào?
Nếu không có di chúc thì những người thừa kế sẽ được thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo Bộ luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật sẽ được thừa kế theo thứ tự ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất -> thứ hai -> thứ ba.
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng thì sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản không?
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Và việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Người lập di chúc cần đáp ứng những điều kiện gì để di chúc có giá trị pháp lý?
Để một di chúc được pháp luật công nhận và có hiệu lực, người lập di chúc cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Về độ tuổi: Người từ đủ mười lăm tuổi (15 tuổi) trở lên được lập di chúc. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với người từ đủ mười lăm tuổi (15 tuổi) đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc chỉ được lập di chúc khi có sự đồng ý về việc lập di chúc của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Về Tình trạng tinh thần: Pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Nếu tại thời điểm lập di chúc, người đó đang bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì di chúc đó không có giá trị pháp lý. Điều này có nghĩa là người lập di chúc phải nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, hiểu rõ ý nghĩa và hậu quả của việc lập di chúc.
– Về tính tự nguyện: Việc lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, không bị bất kỳ sự ép buộc, lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào. Ý chí định đoạt tài sản phải xuất phát từ mong muốn thực sự của người lập di chúc thì có thể có hiệu lực.Có bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực di chúc không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công chứng hoặc chứng thực di chúc không phải là thủ tục bắt buộc đối với mọi trường hợp. Bởi vì có nhiều hình thức của di chúc được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, bao gồm hai (02) loại chính là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng:
– Di chúc bằng văn bản: Đây là hình thức phổ biến nhất. Di chúc phải được lập thành văn bản và có thể được viết tay hoặc đánh máy. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào văn bản di chúc. Bao gồm nhiều loại sau:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Trường hợp này pháp luật bắt buộc người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc để đảm bảo tính xác thực của di chúc.
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Cần lưu ý trong một số trường hợp pháp luật quy định di chúc phải có người làm chứng, ví dụ như: người lập di chúc không biết chữ, người lập di chúc không thể tự mình viết và ký tên.
– Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.Việc yêu cầu công chứng hoặc chứng thực di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà di chúc bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực để có giá trị pháp lý, ví dụ như: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ. Trong trường hợp này người lập di chúc không tự mình viết được di chúc thì phải nhờ người khác viết và phải có người làm chứng, đồng thời phải được công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng và sau đó những người làm chứng này phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Thêm vào đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Tuy nhiên, cần lưu ý sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Mặc dù không bắt buộc trong mọi trường hợp, nhưng việc công chứng hoặc chứng thực di chúc tại cơ quan có thẩm quyền (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã) sẽ làm tăng tính pháp lý của di chúc, đảm bảo tính xác thực của chữ ký/điểm chỉ và giảm thiểu nguy cơ tranh chấp sau này.Các loại tài sản nào được coi là tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật?
Theo quy định của pháp luật về thừa kế, tài sản thừa kế bao gồm:Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền tài sản
Có thể từ chối nhận thừa kế không, và nếu có thì thủ tục như thế nào?
Hoàn toàn có thể từ chối nhận di sản thừa kế. Đây là một quyền của người thừa kế theo quy định của pháp luật. Người thừa kế có quyền từ chối nhận toàn bộ hoặc một phần di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Xem thêm : Có thể từ chối nhận thừa kế không?